Do guồng quay của công việc, cuộc sống và những áp lực nên
chúng ta đều có mối lo nghĩ khác nhau. Kết thúc một ngày làm việc bận rộn. Ai
cũng mong muốn tìm nhanh đến chiếc giường và ngủ một giấc thật ngon thật sâu để
bớt đi những suy nghĩ , mệt mỏi và stress của mọi thứ đã diễn ra. Nhưng một điều
phổ biến hiện nay mà ai cũng mắc phải là chứng bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc,
khó ngủ, giấc ngủ không được sâu… Vậy thì đâu là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh
này, và nguy hiểm mà nếu nó kéo dài sẽ gây ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe và đời
sống của bạn.
Con người ngủ 1/3 cuộc đời. Giấc ngủ rất cần thiết để ổn định
các hoạt động sinh lý của cơ thể, là trạng thái tạm thời để cơ thể nghỉ ngơi
hoàn toàn và khôi phục sức khỏe. Giấc ngủ bình thường được phân làm 2 giai đoạn
nối tiếp nhau: Giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu. Giai đoạn ngủ nông chiếm ¼ giấc
ngủ, ở giai đoạn này người ngủ tỉnh, dễ thức giấc và hay mơ mộng. Giai đoạn ngủ sâu chiếm ¾ giấc ngủ, người ngủ ngủ say,
khó tỉnh giấc và không mơ. Rối loạn giấc ngủ xảy ra khi giai đoạn ngủ nông bị
kéo dài, giai đoạn ngủ sâu rút ngắn, gây cảm giác chưa được ngủ, mệt mỏi khi thức
giấc. Giấc ngủ sâu: Chất lượng giấc ngủ không phụ thuộc vào thời gian ngủ dài
hay ngắn mà được đánh giá bởi cảm giác sau khi thức dậy.
Mất ngủ và tác hại khôn lườn |
Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh là giấc ngủ sâu
vào buổi tối. Khi ngủ sâu bạn không nghe thấy tiếng ồn ào bên ngoài, người khác
khó đánh thức bạn dậy. Giấc ngủ sâu giúp
bạn tỉnh táo, sảng khoái tinh thần khi thức giấc. Khi ngủ sâu một lượng hormon
được tiết ra giúp hồi phục các tế bào bị tổn thương. Não được nghỉ ngơi, các tế bào não được bảo
dưỡng giúp phục hồi hệ thần kinh trung ương. Các hoạt động sinh lý của cơ thể
giảm giúp các cơ quan được nghỉ ngơi, hồi phục. Ngủ sâu cơ thể sản sinh ra nhiều
kháng thể giúp tăng cường miễn dịch. Ngủ sâu có ý nghĩa đặc biệt với sức khỏe.
Nguyên nhân mất ngủ
Chia ra làm 2 loại. Mất ngủ do sinh hoạt: Dùng chất kích thích gây hưng phấn, như thuốc lá, rượu, cafe, trà đặc, ăn no trước khi ngủ, thay đổi lịch ngủ, thay đổi múi giờ, căng thẳng, lo âu, vui mừng quá mức, ngủ ngày quá nhiều… tất cả đều bằng cách nào đó làm co vi mạch, cản trở lưu thông máu và ô xy lên não, gây thiếu máu não, mất ngủ. Nguyên nhân thực thể: Do bệnh tật gây đau như viêm xoang, loét dạ dày, đau khớp, do rối loạn tâm thần, trầm cảm… hoặc do dùng nhiều loại thuốc trị bệnh gây mất ngủ như thuốc đau đầu, kháng viêm steroid, lợi tiểu… Nguyên nhân phổ biến nhất nhưng lại hay bị bỏ qua nhất là thiểu năng tuần hoàn đặc biệt là thiểu năng tuần hoàn não.
Mất ngủ và tác hại
Mất ngủ là khi ta rất khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc mãi mới
chợp được mắt, khi đã chợp mắt thì lại không
ngủ sâu được, khó duy trì được giấc ngủ lâu dài, thức, ngủ nhiều lần
trong đêm, tỉnh dậy lúc tờ mờ và khó ngủ tiếp được đến sáng. Khoảng 20-30 % người
lớn mất ngủ nhưng hơn nửa trong số họ không biết điều đó. Mất ngủ là trạng thái
không đầy đủ cả về chất và lượng của giấc ngủ trong thời gian dài, não và các
cơ quan không được nghỉ ngơi thỏa đáng nên thức dậy với cảm giác thiếu ngủ, mệt
mỏi. Mất ngủ kinh niên làm suy giảm miễn
dịch, sức khỏe, mệt mỏi toàn thân, tai nghe không rõ, trí nhớ giảm sút, tập
trung kém, tinh thần bất ổn, dễ bị kích động, phiền muộn…, có thể là nguyên
nhân của các bệnh thần kinh, tâm lý, ngủ
gà ngủ gật ban ngày nhưng hưng phấn bất thường ban đêm.
Mất ngủ do thiếu máu não |
Mất ngủ kinh niên do thiếu máu não
Tới 80 % trường hợp mất
ngủ kinh niên có nguyên nhân là thiểu năng tuần hoàn não. Nhưng có điều lạ là
người ta lại rất ít chú ý đến nguyên nhân này. Bệnh nhân, các bác sĩ thường đổ
cho tuổi già và chấp nhận sống chung với mất ngủ, thuốc an thần, thuốc ngủ. Não
là một cỗ máy tinh vi, điều tiết, chỉ huy tất cả các hoạt động sống của cơ thể
(trong đó có giấc ngủ).Thiểu năng tuần hoàn não là sự suy giảm lưu thông máu
lên não, não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất làm suy nhược hệ thần kinh
trung ương, gây ra nhiều bệnh, trong đó có mất ngủ.
Rối loạn giấc ngủ do thiếu
máu não thường khó chịu, khó chữa với các biểu hiện đa dạng như: Không buồn ngủ,
rất khó đi vào giấc ngủ, trở mình mãi mà không ngủ được, ngủ không sâu, nửa đêm
thức giấc mình, cổ, lưng mỏi, chân tay tê buồn, bồn chồn, trằn trọc không ngủ
tiếp được, gần sáng lại ngủ, sáng dậy thiếu ngủ, mệt mỏi, ban ngày ngủ gà ngủ gật.
Người bị mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não có thể bị thêm các triệu chứng: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, đau mỏi,
tê bì chân tay. Người trung, cao tuổi, phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị thiểu năng tuần
hoàn não, điều này giải thích tại sao người già và phụ nữ tiền mãn kinh dễ mất
ngủ.
Nguy hiểm lắm nếu không chữa sớm và chữa khỏi chứng mất ngủ
này. Nhiều yếu tố mang lại cho bạn một giấc ngủ không ngon, không sâu. Vậy nên
hạn chế những suy nghĩ tiêu cực, hay những áp lực của cuộc sống, của công việc,…
khi lên giường cất ngay chiếc smatphone của bạn, và tập hít thở nhắm mắt như bạn
đang học cách thiền trước khi ngủ, không suy nghĩ ngợi tâm yên. Tập thói quen
ngủ đúng giờ và đủ giấc ít nhất 6-8 tiếng mỗi ngày. Bởi sức khỏe cần được tốt để
đảm bảo công việc và cuộc sống vậy nên hãy bảo vệ giấc ngủ của bạn đúng cách
ngay từ bây giờ.
Chứng mất ngủ với những tác hại khôn lườn đến sức khỏe bạn
4/
5
Oleh
Tynatran